Trạm biến áp để truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, thì giải pháp tăng điện áp để hạn chế tổn thất công suất và giảm giá thành đầu tư đường dây là một lựa chọn tối ưu.
– Lượng công suất tải truyền đi càng lớn thì điện áp càng cao.
1. Máy biến áp là gì
Để hiểu về trạm biến áp trước hết ta sẽ tìm hiểu về máy biến áp. Đây là một thiết bị điện từ tĩnh được dùng để truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.
Máy biến áp 1 pha và 3 pha gồm có một cuộn dây sơ cấp; một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì phải có mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Tần số làm việc liên quan trực tiếp đến mạch dẫn từ.
Ta dùng lá vật liệu từ mềm có độ ẩm cao như thép silic, permalloy,… và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I cho các máy biến áp ở tần số thấp: biến áp điện lực, âm tần… Đối với vùng ở tần số cao: vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn được gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại.
2. Công Suất Máy Biến áp:
Gồm các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4KV, 22/0.4 KV, 10&6.3/0.4 KV
Công suất biểu kiến Trạm phổ biến: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 320, 400, 500, 560, 630, 750, 800, 1000, 1250, 1500, 1600, 1800, 2000, 2500 KVA.
3. Các kí hiệu của trạm biến áp
S: Công suất biểu kiến được ghi trên trạm biến áp (KVA)
P: Công suất tiêu thụ (KW)
Q: Công suất phản kháng (KVAr)
U: điện áp sơ cấp và thứ cấp của trạm (KV hoặc V)
I: Dòng điện thứ cấp (A)
Dòng điện sơ cấp thường rất ít được quan tâm.
4. Phân loại xây dựng trạm Biến áp
Theo Điện áp
Siêu Cao Áp: Lớn Hơn 500 KV
Cao áp: 66kV, 110kV, 220kV và 500kV
Trung Áp: 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35 kV
Hạ Áp: 0,4kV và 0,2kV và các điện áp nhỏ hơn 1 KV
Theo điện lực:
Trạm biến áp Trung gian: nhận điện áp từ 220 KV – 35 KV biến đổi thành điện áp ra 35 KV – 15 KV
Trạm biến áp phân phối: nhận điện áp 35 KV – 6 KV biến đổi thành điện áp ra 0,4 KV – 0,22 KV. Đây là trạm biến áp thường dùng trong mạng hạ áp của gia đình thường thấy là trạm 22/0,4 KV
Theo mục đích sử dụng
Trạm Biến Áp ngoài trời
Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn để tiết kiệm được chi phí xây dựng. Vì vậy máy biến áp, thiết bị phân phối thường có kích thước lớn. Tuy nhiên, về mỹ quan trạm này không phù hợp với khu đô thị, chỉ phù hợp dùng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…. Với loại trạm này, có 4 kiểu trạm biến áp đang được sử dụng là: Trạm hợp bộ, trạm nền, trạm giàn, trạm treo
Trạm Biến Áp trong nhà
Các trạm biến áp trong nhà thường được dùng là: trạm kín, trạm trọn bộ, trạm Gis. Đây là trạm có diện tích xây dựng nhỏ hơn nhiều so với trạm ngoài trời. Nó được lắp đặt và kết nối vô cùng đơn giản lại khá chắc chắn, gọn đẹp nên thường được dùng ở các nơi quan trọng như cơ quan ngoại giao, văn phòng, khách sạn…
Trên đây là một số chia sẻ về phân loại trạm biến áp, nếu bạn có nhu cầu hay quan tâm đến lĩnh vực này bạn có thể liên hệ với